THÔNG TIN CHỈ CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO
Huyệt Thương khâu –Kinh Túc thái âm tỳ
Shang Mound, Shangqiu – Spleen
Le monticule de métal _ Méridien de la rate
商丘, shāng qiū – 足太阴脾经
sang gu 상구, shō kyū – 족태음비경
Thương = tiếng của Phế. Phế là con của Tỳ.
Huyệt ở Vị Trí huyệt đối diện với huyệt Khâu Khư (Đ.40), vì vậy gọi là Thương Khâu (Trung Y Cương Mục).
Kiện Tỳ Vị, tiêu thấp trệ
Trị các bệnh viêm dạ dày, viêm đường ruột, suy giảm tính năng tiêu hóa và đau mắt cá chân
Phối hợp với huyệt Âm cốc KD10, huyệt Âm lăng tuyền SP9, huyệt Khúc tuyền LV8 trị bụng đầy trướng.
Phối hợp (cứu)Âm lăng tuyền SP9, huyệt Đại đô SP2 trị tiêu chảy.
Phối hợp với huyệt Âm lăng tuyền SP9, huyệt Thiên xu ST25 trị ruột viêm mạn tính.
Phối hợp (cứu)Cách du BL17, huyệt Dương phụ GB38, huyệt Nội quan PC6, huyệt Tỳ du BL20, huyệt Vị du BL21 trị dạ dày đau.
Phối hợp với huyệt Địa ngũ hội GB42, huyệt Điều khẩu ST38, Túc khiếu âm GB44 trị ngón chân út (5) bị viêm.
Phối hợp với huyệt Dương lăng tuyền GB34, huyệt Tam âm giao SP6, huyệt Túc tam lý ST36 trị chân phù.
Phối hợp với huyệt Giải khê ST41, huyệt Khâu khư GB40 trị bắp chân đau.
Phối hợp với huyệt Hợp cốc (Hiệp cốc) LI4, huyệt Khúc trì LI11 trị ho gà.
Phối hợp với huyệt Khúc mấn (Khúc tân) GB7 trị cấm khẩu.
Phối hợp với huyệt Kinh cốt BL64, huyệt Thừa cân BL56, huyệt Thừa sơn BL57 trị chân co quắp.
Phối hợp với huyệt Nhật nguyệt GB24 trị buồn vui quá mức.
Phối hợp với huyệt Phục lưu KD7 trị trĩ nội.
Phối hợp với huyệt Tam âm giao SP6 trị táo bón do Tỳ hư.
Phối hợp với huyệt Túc thông cốc BL66, huyệt U môn KD21 trị hay bị nôn mửa.
Một số tài liệu Y học cổ truyền của Trung Quốc và Việt Nam
Châm thẳng sâu 0,3 – 0,5 thốn hoặc châm xiên tới huyệt Giải Khê, sâu 1 – 1,5 thốn.
Cứu 1 – 3 tráng
Ôn cứu 5 – 10 phút.
Dưới da là bờ trên gân cơ cẳng chân sau, sát khe khớp sên-thuyền .
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chầy sau.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4 hoặc L5.
Mời bạn xem hướng dẫn trong video